Di nguyện trước khi viên tịch của Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ: “Không được tổ chức tang lễ linh đình”

Chiều 21/10, tại tổ đình Viên Minh (chùa Ráng), xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cử hành lễ cung thỉnh nhục thân Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhập kim quan.

Di nguyện trước khi viên tịch của Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ: "Không được tổ chức tang lễ linh đình" - Ảnh 1.

Lãnh đạo GHPGVN tại lễ nhập kim quan cố Đại lão Hòa thượng Pháp chủ. Ảnh: Gia Khiêm

Đúng 13h, trong tiếng niệm Phật của toàn thể Tăng ni, Phật tử, môn đồ pháp quyến đã cử hành các nghi thức truyền thống, cung thỉnh nhục thân Đại lão Hòa thượng, Đệ Tam Pháp chủ nhập kim quan. Trước di ảnh cố Đại lão Hòa thượng, chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử đã thành kính đỉnh lễ và cầu nguyện giác linh Ngài.

Đúng 13h, trong tiếng niệm Phật của toàn thể Tăng ni, Phật tử, môn đồ pháp quyến đã cử hành các nghi thức truyền thống, cung kính thỉnh nhục thân Đại lão Hòa thượng Pháp chủ nhập kim quan. Clip: Gia Khiêm

Trước đó, trong thông bạch đặc biệt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nêu: Để tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đối với Đạo pháp và Dân tộc, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN quyết định tổ chức lễ tang theo nghi thức cao nhất của GHPGVN.

Di nguyện trước khi viên tịch của Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ: "Không được tổ chức tang lễ linh đình" - Ảnh 3.

Đại Trưởng lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ viên tịch ngày 21/10, trụ thế 105 năm. Ảnh: GHPGVN

Thông bạch đặc biệt nhắc lại lời khẩu dụ của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: “Sau khi tôi theo hầu Phật tổ thì không được tổ chức tang lễ linh đình, nghi lễ hết sức giản đơn, ngắn ngày theo truyền thống đạo Phật và tổ chức tại chùa Viên Minh. 

Đề nghị không vòng hoa phúng điếu, không tiểu sử dài dòng, không tiêu tốn thời gian và tổn hại công đức của Tăng Ni và Phật tử. Nếu quý vị tưởng nhớ tới tôi thì niệm danh hiệu Phật và tụng thời kinh tại trụ xứ của mình hồi hướng công đức cho thế giới hoà bình, nhân sinh an lạc”.

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, thế danh là Bùi Văn Quý, sinh năm 1917, tại thôn Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ngài xuất gia năm 1923, tại chùa Quán, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Di nguyện trước khi viên tịch của Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ: "Không được tổ chức tang lễ linh đình" - Ảnh 4.

Tăng ni, Phật tử, môn đồ pháp quyến đã cử hành các nghi thức truyền thống, cung kính thỉnh nhục thân Đại lão Hòa thượng Pháp chủ nhập kim quan. Ảnh: Gia Khiêm

Năm 1934, Ngài bắt đầu tu học tại chùa Viên Minh (tỉnh Hà Tây, nay là TP Hà Nội). Năm 1937, Ngài thọ giới Tỳ kheo do Hoà thượng Thích Quảng Tốn làm Hòa thượng đàn đầu. Từ năm 1953 đến 1958, Ngài tu học và hoằng pháp tại chùa Kim Đới (TP Hải Phòng). Từ tháng 10/1958 đến nay, Trưởng lão Hoà thượng trụ trì chùa Viên Minh (chùa Giáng, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội).

Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho hay, trên đường tu học, dấu chân của Hoà thượng trải khắp các tổ đình vùng châu thổ sông Hồng. Trải qua những ngày quê hương bị giặc Pháp chiếm đóng, làng mạc điêu tàn, chùa chiền sụp đổ, Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ vẫn một lòng son sắt với cửa Phật.

Di nguyện trước khi viên tịch của Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ: "Không được tổ chức tang lễ linh đình" - Ảnh 5.

Nhiều phật tử xúc động trong lễ nhập kim quan Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Thích Phổ Tuệ. Ảnh: Gia Khiêm

Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ chưa từng học qua một trường lớp chính quy nào. Tất thảy vốn kiến thức có được đều nhờ kiên trì tự học và là vị giáo phẩm nổi tiếng uyên thâm về Phật học và Hán học.

Sự nghiệp phiên dịch kinh sách, trước tác của Đại lão Hoà thượng nổi bật với các tác phẩm: Kinh Bách dụ, Phật Tổ tam kinh, Bát nhã dư âm, Đại từ điển Phật học, Đề cương kinh Pháp hoa, Phật học là tuệ học, biên tập, Đại tạng kinh Việt Nam, phiên dịch và hiệu đính Luật Tứ phần…

Từ năm 1987 đến nay, Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ giữ nhiều chức vụ trong Phật giáo Việt Nam, Trụ trì Tổ đình Viên Minh Hà Tây; Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tây; Hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học tỉnh Hà Tây; Ủy viên Kiểm soát Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó Chủ tịch Thường Trực Hội đồng trị sự, Phó Trưởng ban Giáo dục tăng ni Trung ương; Phó ban Ban Tăng sự Trung ương; Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; ngài từng kinh qua Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học.

Di nguyện trước khi viên tịch của Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ: "Không được tổ chức tang lễ linh đình" - Ảnh 6.

Lễ nhập kim quan Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Thích Phổ Tuệ được tổ chức trang trọng chiều 21/10. Ảnh: Gia Khiêm

Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VI (2007), Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ được Đại hội suy tôn ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trở thành Pháp chủ thứ ba của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (sau Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận và Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch).

Ngày 24/11/2012, Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VII thống nhất tái suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ giữ ngôi vị Thiền gia Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đến nay đã 80 năm, Hoà thượng an trụ ở chùa Ráng (hoặc chùa Giáng) – tên dân dã của Viên Minh cổ tự (xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) nên được Phật tử mọi miền gọi là Tổ Giáng.

Đối với người dân trong vùng, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ không chỉ là một vị cao tăng uyên thâm Phật pháp, đức hạnh vẹn toàn mà còn là một nông dân thực thụ với đức tính hay lam hay làm, cần cù và giản dị. Bởi, suốt cuộc đời, ngoài giờ hành lễ hay đi hoằng pháp, Hòa thượng luôn cùng môn đệ xắn tay cày cấy nuôi thân, đến 80 tuổi mới thôi.

Ở tuổi bách niên, không còn ra đồng trồng lúa được nữa, nhưng hàng ngày, Đại lão Hoà thượng vẫn làm vườn, dọn dẹp trong chùa.

Trong suốt cuộc đời hành đạo tại Tổ đình Viên Minh, cũng như quá trình tham gia các hoạt động Phật sự của Giáo hội và xã hội, Đại lão Hòa thượng đã có nhiều đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc. Công đức ấy luôn được Nhà nước và Giáo hội trân trọng ghi nhận, trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng nhì; Huân chương đại đoàn kết dân tộc; Băng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng tuyên dương công đức của Giáo hội.

Trải qua 105 năm hiện diện ở cõi Sa Bà, với 85 hạ lạp, trên ngôi vị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã trọn đời hiến dâng cho lý tưởng hoằng pháp lợi sinh. Đại lão nhiệt tâm góp phần to lớn vào sự nghiệp làm sáng danh đạo Phật và dân tộc Việt Nam…

Văn hóa – Giải trí | Cập Nhật Thông Tin 24h Nhanh Nhất
Nguồn: Sưu Tầm

Tin tức liên quan

Xúc động vì NSND Lê Khanh nhắc đến cố NSND Hoàng Dũng khi nhận giải tại Liên hoan Phim Việt Nam

Xúc động vì NSND Lê Khanh nhắc đến cố NSND Hoàng Dũng khi nhận giải tại Liên hoan Phim Việt Nam

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 22 đã chính thức khép lại với lễ bế mạc diễn ra tại TP.Huế vào tối 20/11 vừa qua. Tại sự kiện này, giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc được trao … Readmore

Đọc tiếp

Xúc động ảnh nghệ sĩ Việt đội nắng, “tiếp lửa” cho TP.HCM chống dịch: MC Quyền Linh, Thái Thùy Linh…

Xúc động ảnh nghệ sĩ Việt đội nắng, “tiếp lửa” cho TP.HCM chống dịch: MC Quyền Linh, Thái Thùy Linh…

MC Quyền Linh ngồi giữa sân ăn vội xuất cơm từ thiện Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, MC Quyền Linh và nhiều nghệ sĩ Việt đã chung tay giúp đỡ những người dân ở TP.HCM có … Readmore

Đọc tiếp

Xót xa ca sĩ Việt Quang qua đời ở tuổi 44: Đời nhiều thăng trầm của một ngôi sao nhưng vắn số

Xót xa ca sĩ Việt Quang qua đời ở tuổi 44: Đời nhiều thăng trầm của một ngôi sao nhưng vắn số

Danh hài Thúy Nga: “Việt Quang – ngôi sao nhưng vắn số” Trong ký ức của danh hài Thúy Nga, ca sĩ Việt Quang là người hiền lành, trầm tính và sở hữu giọng hát rất hay. Chia sẻ với … Readmore

Đọc tiếp